Be bờ tát cá
Ở một làng quê nọ cũng như ở bao làng quê khác
ở nông thôn Việt Nam, những người nông
dân chung sống với nhau hòa thuận. Họ chăm chỉ cày cấy, trồng trọt, đời sống
sung túc. Năm ấy, lại đến kỳ tát cá ao làng. Từ sáng sớm, mọi người đã cầm nơm,
đó xúm đông xúm đỏ quanh ao để đợi tát cá và
hôi cá. Già làng đứng giữa đám đông cất lời:
- Năm nào tát cá người làng ta cũng xảy ra
xích mích. Trước nhất là vì khi tát, cá nhảy sang các ao xung quanh khiến một số nhà được lợi. Thứ nhì là
nhân lúc tát cá nhiều người nhảy vào hôi cá gây
ra sự tranh giành hỗn loạn. Năm nay, bà con hãy cùng nhau be cao bờ ao rồi tát
cạn nước, bắt sạch cá và chia đều cho tất cả mọi người, như thế sẽ công bằng
hơn.
Nghe già làng nói có lý, mọi người cùng hè
nhau lấy bùn đắp thật cao, thật chặt quanh bờ ao làng rồi tát cạn nước trong
ao, thu sạch được mẻ cá lớn. Già làng đứng ra chia đều cá cho mọi người, ai nấy
đều vui vẻ. Và cứ thế cho đến sau này, cả làng lại dùng cách “be bờ tát cá” mỗi
khi đến kỳ tát cá ao làng. Cuộc sống ngày càng đầm ấm, hoà thuận và sung túc
hơn.
1.Cốt lõi câu chuyện
:
Từ câu chuyện trên, có thể thấy rằng nhờ be bờ
mà dân làng đã thu hoạch được hết cá. Trong cuộc sống, nếu biết
suy xét thấu đáo, lường trước tính sau và giải quyết dứt điểm, triệt để vấn đề thì kết quả sẽ vẹn toàn.
2. Áp dụng trong kinh
doanh:
Trước mọi tình huống kinh doanh, người làm
ăn có tầm nhìn xa trông rộng phải biết đưa ra các giải pháp toàn diện, suy trước
tính sau, lường trước mọi tình huống thì mọi việc sẽ thành công. Người ta còn gọi kế sách này là “Chu toàn kế”
- Sưu tầm -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét